Phần lớn ông bà xưa thường có lối suy nghĩ mặc định là con dâu phải có nhiệm vụ hiếu thảo nhà chồng. Trong khi đó, con rể thì có thể lỏng lẻo với bố mẹ vợ. Chính sự bất công đó mà nhiều cuộc hôn nhân đã tan vỡ.
Không bàn đến chuyện đúng sai của đạo lý mà hãy lắng lòng để cảm nhận những hình ảnh rất đẹp sau, về một người đàn ông đã dành suốt 40 năm chăm lo cho mẹ vợ, nói ra có lẽ nhiều người sẽ không tin nhưng đó hoàn toàn là sự thật.

Con rể nhẹ nhàng bóp tay cho mẹ vợ vì bà bị nhức mỏi thường xuyên.
Gần đây, các phương tiện truyền thông Trung Quốc đang lan truyền đoạn video ghi lại cảnh một người đàn ông ở Tứ Xuyên chuẩn bị món đậu phụ cho mẹ vợ trong khi bà ngồi chơi bên lò sưởi, bà Li Jiulian nay đã 115 tuổi, đoạn video đã nhận được lượt xem và chia sẻ cao chóng mặt.
Được biết, cuối những năm 70 của thế kỷ trước, sau khi con trai duy nhất qua đời, cụ Li đã chuyển tới sống cùng nhà với con gái và con rể. Từ đó đến nay, một tay người đàn ông này đã lo lắng cho mẹ vợ như mẹ ruột của mình.

Nếu không có vietsub chỉ nhìn hình không nhiều người sẽ hiểu đó là một cậu con trai hiếu thảo với mẹ hiền. Thế nhưng, thực chất mối quan hệ của họ là con rể và mẹ vợ.
Đoạn clip chia sẻ về cuộc sống hằng ngày của chàng rể hiếu thảo dành cho mẹ vợ
Trong video, ông nói: “Đó là món bà mẹ thích ăn. Mỗi tuần, tôi lại làm một ít cho mẹ. Mẹ tôi không thích loại làm sẵn vì cho là quá chua. Đồ tự làm ăn ngon hơn”.

Sợ mẹ vợ khó ăn uống nên anh đã tự tay đúc bà từng miếng.
Trải qua hàng thập kỷ, chứng kiến và nếm trải hết mùi vị của cuộc sống, cụ Li (mẹ vợ) không ngờ khi bản thân “gần đất xa trời” lại vẫn được ưu ái hưởng mật ngọt từ chính người con rể.
Lòng hiếu thảo của người đàn ông này phải gọi là “siêu cấp vô địch”. Ngoài việc nấu những món mẹ thích, đút từng miếng bánh cho bà, hay đấm bóp chân tay, chải đầu hoặc cõng mẹ khi vượt đường rừng, chàng rể còn chấp nhận việc mặc áo vạt chéo của phụ nữ suốt cả một mùa hè nhằm khiến mẹ vợ bớt đau buồn trước cái chết của chị gái cụ cách đây 20 năm.

Anh còn tự tay mình chảy tóc cho mẹ vợ.
Nhìn cảnh người đàn ông này cẩn thận thổi nguội bớt miếng bánh trước khi đút cho cụ Li (mẹ vợ) ăn, khéo léo chải đầu cho cụ hay cõng cụ qua con đường rừng nhỏ về nhà, ai cũng phải cảm thán rằng ông còn tận tụy hơn cả con trai ruột của cụ.

Anh thường xuyên cõng bà băng rừng vượt núi để về nhà thăm con cháu.
Hóa ra, thế giới này vẫn còn đó những câu chuyện “ngược đời” đầy cảm động. Hóa ra, chìa khóa để người già sống thọ chẳng có gì cao xa hay đao to búa lớn. Chỉ cần con cháu hòa thuận biết yêu thương, dù là dâu hay rể thì đều khiến tinh các cụ thần phấn chấn, sức khỏe dồi dào.
Câu chuyện cảm động trên làm chúng ta chợt nhớ cách đây không lâu ở Việt Nam mà cụ thể là ở Huyện Củ Chi, TP.HCM cũng có chàng rể tên Nguyễn Văn Nhân với tấm lòng thiện lương cao cả.

Hình ảnh mẹ vợ và các cháu vợ bị tật nguyền mà anh Nhân đang chăm sóc.
Anh Nhân vốn là con trai một. Năm 2000, anh vào Sài Gòn đi làm công nhân may và gặp chị Hạnh làm cùng công ty. Qua tìm hiểu, anh biết rằng chị Hạnh đang phải nuôi mẹ già và chăm 3 cháu tật nguyền.
Từ ấy, chàng trai quê Quảng Ngãi cứ tan làm lại ghé nhà chị đồng nghiệp để giúp đỡ. Dần dần, tình yêu của họ cũng được ươm mầm. Vậy là từ lúc quen nhau cho đến ngày hôm nay, anh Nhân đã dành 15 năm cuộc đời để ở rể và chăm sóc 3 cháu của vợ với tình yêu cao cả.

Anh vốn dĩ chỉ là một công nhân bình thường nhưng tấm lòng vô cùng cao cả.
Thế mới nói, thế gian này không thiếu những câu chuyện đẹp như cổ tích, chỉ là chúng ta có đủ lòng yêu thương, nhân từ để thực hiện hay không thôi. Khái niệm nhà vợ hay nhà chồng, vốn dĩ chỉ là hình thức, quan trọng là hãy yêu thương nhau khi còn có thể, bởi kiếp người quá ngắn, sống ganh đua hay tính toán, đâu được gì.