Phận làm con cái cũng có nhiều nỗi khổ vì không muốn cha mẹ phiền lo nhiều. Con cái muốn lấy ai phải có sự đồng ý của bố mẹ, tuyệt đối không được tự ý. Cô gái ủng hộ mẹ tái hôn sau 12 năm “đơn côi lẻ bóng”: “Lấy đúng người mẹ sẽ là […]
Tâm sự đau lòng của người bố khi gả con gái cho tỷ phú: ‘Về đi con, tiền nhiều để làm gì’
Phận làm bố mẹ ai cũng muốn con gái có được một chỗ dựa vững chắc để có được cuộc sống sung sướng. Thế nhưng không phải ai cũng có hạnh phúc viên mãn.
Phận làm con cái cũng có nhiều nỗi khổ vì không muốn cha mẹ phiền lo nhiều. Con cái muốn lấy ai phải có sự đồng ý của bố mẹ, tuyệt đối không được tự ý.
Tất nhiên, là đứa con gái độc nhất, được ông bà thương yêu bao bọc, hơn ai hết tôi hiểu hết suy nghĩ của họ. Chuyện tình cảm của mình, tôi để họ độc quyền chọn lựa.
Ông bà nhờ hết người này tới người kia mai mối, tìm đám tốt gả con gái. Mấy năm trôi qua họ vẫn không tìm được 1 chàng rể như ý.
Người hiền lành thì lại nghèo quá, họ sợ sau này tôi lại lam lũ vất vả như họ. Còn đám gọi là có tiền 1 chút thì lại nhìn hình thức không được ổn theo ý ông bà. Vậy là tới năm 27 tuổi, tôi vẫn chưa lấy chồng. Cho tới tết năm 2016, bác tôi đến nhà nói chuyện.
Ảnh minh họa
“Bác có thằng cháu họ đằng nhà chồng nó đi du học bên Đức về, cao to đẹp trai, gia đình giàu có lắm cũng chưa có người yêu. Nhà nó không thiếu tiền, chỉ cần tìm nàng dâu hiền thục, lễ nghĩa. Nghĩ đi nghĩ lại, bác thấy chỉ mày với nó là hợp”.
Bác nói rồi mang ảnh đưa bố mẹ tôi xem. Ngay lập tức bố mẹ tôi gật đầu đồng ý.
“Uh, nhìn cậu này tướng mạo được đấy, gia đình lại điều kiện tử tế thế này mà mình kết thông gia được thì quá tốt”
Vậy là nhờ bác tôi mai mối, sau gần 7 tháng đi lại tôi với anh kết duyên vợ chồng.
Ngày nhà trai dẫn lễ tới ăn hỏi, nhìn 11 tráp lễ toàn sơn hào hải vị với lễ đen 1 cọc gần trăm triệu bố tôi nhìn con gái cười mãn nguyện.
“Đấy, chọn chồng phải thế con ạ. Từ giờ về sau bố mẹ yên tâm sống nốt phần đời còn lại của mình rồi”
Đúng là gia đình chồng tôi giàu có nổi tiếng. Thế nhưng cưới xong rồi tôi mới ngộ ra làm dâu nhà giàu, không hề sung sướng như bố mẹ tôi nghĩ.
Bởi nhà anh không thiếu tiền nên cưới ngày trước, ngày sau mẹ anh yêu cầu con dâu nghỉ việc lo vun vén nhà cửa và cho giúp việc về quê. Căn biệt thự rộng gần 300 mét vuông với chục thành viên từ bố mẹ tới anh em chồng đều do tay tôi chăm sóc. Thậm chí mẹ anh còn bảo con gái đưa cháu về cho tôi trông.
“Vợ thằng Huy nó ở nhà thì con cứ đưa con Bông xuống đây để nó trông cho, việc gì phải gửi trẻ cho tội con bé”
Cứ vậy mình tôi xoay như chong chóng từ sáng sớm đến đêm khuya chẳng được nghỉ ngơi tí nào. Chưa đầy 3 tháng sau cưới tôi sụt gần 5 cân, người gầy khô, xanh như tàu lá chuối. Nhiều lúc nhớ nhà muốn về thăm mà mẹ chồng tỏ ra khó chịu lại không dám, chỉ thi thoảng có thời gian gọi điện về hỏi thăm ông bà, hoặc cuối tháng gửi về biếu các cụ 1 -2 triệu chi tiêu.
Cố gắng tận lực vì nhà anh như thế, song bố mẹ anh cũng chỉ coi tôi như người dưng, kẻ ăn bám. Động làm gì phật ý bà sẵn sàng sỉ vả, nhiếc móc tôi thứ quê mùa thiếu giáo dục. Song tôi cũng chỉ dám im lặng nín nhịn. Bố mẹ đẻ gọi điện hỏi han thì vui vẻ dối rằng nhà chồng tử tế đối đãi em hết lòng. Họ nghe vậy yên tâm lắm. Chỉ thi thoảng mẹ em lại thắc mắc.
“Con à, từ nhà chồng con về nhà mình chưa đầy trăm cây số mà sao 2 năm rồi hai vợ chồng chẳng rẽ qua nhà. Tết vừa rồi bố mẹ mong mãi cũng không thấy con đâu”.
Nghe giọng bà như muốn khóc qua điện thoại, tôi lại vội gạt nước mắt động viên:
“Tại công việc con bận quá. Mẹ yên tâm, con sẽ sắp xếp về thăm bố mẹ sớm”
Mẹ tôi nghe vậy mừng lắm. Bà cứ dặn đi dặn lại con gái khi nào về nhớ báo trước để ông bà chuẩn bị cơm, thịt con gà, ra ao câu con cá đãi con rể.
Cứ nghĩ nói thế là ông bà yên tâm, ai ngờ chiều qua chẳng hiểu thế nào bố mẹ tôi lại bắt xe lên thẳng nhà thông gia chơi. Song vừa tới cổng đã nghe thấy tiếng mẹ chồng tôi đập đồ, nghiến răng chửi con dâu.
“Tôi còn phải nói với chị bao nhiêu lần nữa. Váy đó của con gái tôi không cho vào máy được. Cái loại nhà quê các cô sao ngu đần tới thế”
“Dạ, tại lúc chị mang quần áo sang đưa con giặt không dặn con, hơn nữa con chị ấy lại khóc quá làm con phải bế nó dỗ đâm ra mới vội vàng cho lẫn đồ vào máy.”
“Chị còn cãi nữa, có mấy cái việc nhà cỏn con lo không sau. Chị nghĩ tôi bỏ 1 đống tiền cưới hỏi thứ nhà quê như chị về để ngắm hả”
Bố tôi nghe thấy, mới tím mặt lao vào:
“Bà nghĩ tiền nhà bà nó to thế hả. Tưởng mâm cao cỗ đầy rồi rước con gái tôi về muốn hành hạ nó thế nào tùy ý phải không? Nói bà nghe, chúng tôi nhà quê nghèo thật đấy nhưng cũng không thèm tiền của nhà bà đâu. Tưởng nhà bà giàu có, hiểu biết tôi mới gả con vào. Chứ giờ biết bà quý tiền hơn quý người thế này chúng tôi chẳng thiết”.
Bị thông gia xối xả như tát nước vào mặt, mẹ chồng tôi bực lắm:
“Ông, ông dám ăn nói thế với chúng tôi hả? Đừng trách tôi trao trả con gái…”
Bà lắp bắp chỉ tay vào mặt bố tôi:
“Không đợi bà trả, giờ tôi đón con gái tôi về luôn. Đối với bà, con tôi là nhà quê, rơm rác, nhưng với tôi nó là ngọc là vàng đó”
Vậy là bố tôi một mạch kéo con ra xe, mẹ tôi cũng mỉm cười ôm con gái.
“Về nhà mình đi con, căn biệt thự này không có tình người, con không thuộc về nó”
Mặc cho mẹ chồng gào hét, nghiến răng giãy đành đạch, tôi vẫn cất bước lên xe không ngoái lại. Tối ấy, chồng cũng gọi về bảo tôi quay trở lại thành phố nhưng tôi nói luôn.
“Anh chọn đi, nếu em về thì mình dọn ra sống riêng, còn không ly hôn trong vui vẻ”.
Tấm lòng của cha mẹ đối với con cái không gì có thể sánh bằng. Dù tiền nhiều đến đâu, quyền thế đến cỡ nào nhưng gia đình không hạnh phúc thì cũng không thể đổi lấy được niềm vui tiếp tục một cuộc hôn nhân. Có lẽ trong tình huống này, sự cứng rắn của ông bố đã giải thoát được cuộc đời của cô con gái mà ông hết mực yêu thương.